Cắt mí ăn rau mồng tơi được không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm sau khi phẫu thuật. Bởi chế độ ăn uống sau khi cắt mí có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục, giúp dáng mắt đẹp đúng chuẩn, không để lại sẹo. Bài viết dưới đây của catmimathanquoc.com sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cắt mí ăn rau mồng tơi được không?
Theo các chuyên gia thẩm mỹ, mồng tơi là loại rau chứa nhiều vitamin A, C và khoáng chất thiết yếu giúp tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt, trong rau còn có các chất kháng khuẩn cao, rất tốt cho những người vừa thực hiện phẫu thuật hoặc đang có vết thương hở.
Trong Đông Y, rau mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau. Các chất nhầy của rau giúp làm lành vết thương hiệu quả. Do đó, sau khi cắt mí, bạn hoàn toàn có thể ăn rau mồng tơi, thậm chí là nên ăn để vết cắt mí nhanh lành, giảm sưng tấy và đau nhức.
Tuy nhiên, vì rau mồng tơi có tính hàn, bạn chỉ nên ăn tối đa 500gr/bữa và 2 – 3 bữa/tuần để tránh gặp phải các tác dụng phụ. Ngoài ra cũng cần đan xen với nhiều loại rau củ khác, giúp cơ thể được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Nên ăn rau gì sau khi cắt mí?
Ngoài vấn đề cắt mí ăn rau mồng tơi được không, nhiều bạn cũng muốn tìm hiểu về các loại rau có thể ăn trong giai đoạn hậu phẫu để làm đa dạng thực đơn. Trong bài viết này, catmimathanquoc.com sẽ gợi ý cho bạn một số thực phẩm giúp làm lành vết thương sau cắt mí hiệu quả.
Rau ngót
Theo Đông Y, rau ngót có tính mát, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, giải độc, chống nhiễm trùng, tiêu viêm. Trong rau ngót cũng chứa nhiều vitamin A, C, K có tác dụng làm lành vết sẹo, dưỡng da.
Sau cắt mí, vết mổ sẽ có thể bị sưng tấy, đau nhức, thế nên dùng rau ngót sẽ rất tốt. Bạn có thể ăn canh rau ngót nấu với thịt băm, mướp hương,… để giúp vết mổ nhanh lành, giảm viêm, ngừa sẹo.
Rau ngót có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm, hỗ trợ quá trình tái tạo mô mới
Rau diếp cá
Diếp cá cũng là loại rau có công dụng tuyệt vời trong việc thúc đẩy quá trình tái tạo mô da. Qua đó giúp mí mắt của bạn nhanh lành hơn. Ngoài ra, các hoạt chất flavonoid, vitamin A, sắt,… có trong rau diếp cá còn có tác dụng giảm sưng nề, chống viêm, kháng khuẩn.
Bông cải xanh (súp lơ)
Bông cải xanh là một trong những loại thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa. Những bạn mới phẫu thuật cắt mí có thể ăn các món được chế biến từ thực phẩm này để nếp mí nhanh lành mà không bị lồi sẹo.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn tối đa 1 – 2 bữa bông cải xanh mỗi tuần và không nấu quá chín để giữ được dưỡng chất có trong rau. Đặc biệt, nếu bị viêm dạ dày hay gout thì cần lưu ý khi sử dụng bông cải xanh để tránh làm bệnh nặng hơn.
Rau bina (rau chân vịt/cải bó xôi)
Rau bina cũng là sự lựa chọn tốt để bổ sung chất xơ, vitamin A, D, chất chống oxy hóa,… nhằm tăng cường miễn dịch và hạn chế nhiễm trùng mí mắt. Bạn có thể ăn khoảng 200 – 300gr rau bina cho mỗi bữa trong thời gian đầu sau phẫu thuật mí mắt.
Đỗ xanh
Ngoài thắc mắc cắt mí ăn rau mồng tơi được không, nhiều bạn cũng quan tâm đến việc có nên ăn đỗ xanh trong giai đoạn hậu phẫu. Câu trả lời là CÓ. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các món ăn được chế biến từ đỗ xanh để giúp vết cắt mí mắt nhanh lành. Bởi trong thành phần của đỗ xanh chứa nhiều loại axit amin tốt cho quá trình tái tạo mô da và mạch máu.
Ớt chuông
Trong ớt chuông có các loại vitamin A và vitamin C giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa, kháng viêm cho cơ thể. Ăn ớt chuông cũng giúp vết cắt mí mắt nhanh đóng vảy, vào dáng chuẩn mà không bị thâm hay để lại sẹo. Bạn có thể ăn trực tiếp 1 quả ớt mỗi bữa hoặc chế biến thành các món xào, hầm xương, cháo.
Rau mầm
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên sử dụng các loại rau mầm sau khi cắt mí để tăng cường miễn dịch. Bên cạnh đó, rau mầm cũng có tác dụng bổ sung vitamin C, axit béo, omega-3, giúp giảm viêm, hạn chế sưng nề hiệu quả.
Những thực phẩm cần kiêng sau khi cắt mí
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục của mí mắt sau khi thẩm mỹ. Để mí mắt vào form chuẩn đẹp, không bị sẹo hay thâm, bạn cần kiêng một số thực phẩm sau đây:
- Rau lang: Loại rau này có thể khiến vết thương lâu hồi phục, dễ gây bầm tím tại khu vực cắt mí.
- Rau muống: Ăn rau muống khiến cơ thể tổng hợp collagen quá mức, làm cho mí mắt dễ bị sẹo lồi, hỏng form dáng.
- Rau má: Hạn chế ăn rau má khi vết thương chưa lành vì loại rau này sẽ khiến máu bị loãng và làm chậm quá trình phục hồi của mí mắt.
- Hải sản có vỏ: Protein có trong các loại hải sản có vỏ gây ra phản ứng histamin với tế bào miễn dịch. Vì vậy có thể khiến bạn bị dị ứng, ngứa, nổi mẩn đỏ hoặc phát ban khi ăn.
- Thịt bò, trứng: Đây là một trong những nguyên nhân khiến vết cắt mí mắt bị sẹo lồi, sẹo thâm, làm cho dáng mí mất tự nhiên.
- Thịt gà, ngan, vịt: Có thể khiến nếp mí bị chảy dịch, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khó lành.
- Đồ nếp: Các món ăn như bánh chưng, xôi,…sẽ làm mí mắt dễ bị sưng nề, mưng mủ, lâu hồi phục vết cắt.
- Đồ ngọt: Ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng đường huyết, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, tái tạo mô mới.
- Bia rượu: Gây ra các vết bầm tím ở quanh mí mắt do tụ máu trong, khiến vết thương mất nhiều thời gian để lành hẳn.
Không nên ăn rau muống, rau lang khi vừa cắt mí
Cách chăm sóc mí sau khi phẫu thuật
Khi đã phẫu thuật cắt mí xong, bạn cần chăm sóc, vệ sinh mí cẩn thận để vết thương nhanh hồi phục và vào form chuẩn đẹp. Một số lưu ý trong quá trình chăm sóc mí mắt mà bạn cần nắm như sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, kiêng khem và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không đeo kính, tập thể thao hay xông hơi tối thiểu 1 tháng sau khi phẫu thuật.
- Vệ sinh vết cắt mí bằng nước cất, nước muối sinh lý và gạc sạch, bôi thuốc mỡ mỗi ngày 2 lần (sáng và tối). Tuy nhiên cần hạn chế đề nước tiếp xúc trực tiếp với vùng da phẫu thuật.
- Dùng đá để chườm lạnh trong vòng 1 – 3 ngày sau phẫu thuật để giảm sưng tấy.
- Đội nón rộng vành và che chắn mắt cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng Mặt Trời hay bụi bẩn.
- Tái khám mắt định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cắt mí ăn rau mồng tơi được không. Đồng thời biết được những loại rau nên và không nên ăn, cũng như cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật. Ngoài ra, để biết thêm nhiều kiến thức về thẩm mỹ, làm đẹp khác, hãy theo dõi các bài viết trên website nhé!
Bình luận