banner thang 12
banner thang 12

Cắt mí bị sụp: Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh chóng


Cắt mí là thủ thuật thẩm mỹ mắt phổ biến, giúp cải thiện đường mí mắt, tạo đôi mắt to tròn, sắc sảo hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cắt mí có thể dẫn đến tình trạng mí mắt bị sụp. Vậy nguyên nhân tại sao cắt mí bị sụp và cách khắc phục như thế nào? Cùng catmathaimi.vn đi tìm câu trả lời chi tiết ngay bên dưới!

Nguyên nhân cắt mí bị sụp

Sụp mí mắt là tình trạng mí mắt trên sa xuống bất thường, che phủ một phần hoặc toàn bộ đồng tử, tạo nên sự bất đối xứng và làm ảnh hưởng đến vẻ ngoại hình tự nhiên của khuôn mặt. Nguyên nhân của tình trạng sụp mí mắt rất đa dạng và phức tạp:

Sụp mí mắt bẩm sinh khiến cho 1 bên mắt to và 1 bên mắt nhỏ
Sụp mí mắt bẩm sinh khiến cho 1 bên mắt to và 1 bên mắt nhỏ
  • Nhược cơ bẩm sinh: Tình trạng này thường xuất hiện ngay từ khi mới sinh do cơ nâng mi không phát triển đúng cách, làm giảm độ săn chắc và tạo nên sự không đối xứng ở mí mắt.
  • Tác nhân từ môi trường: Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, ánh sáng mạnh hoặc khói bụi tác động lên cơ và da quanh vùng mắt, có thể dễ bị sụp mí mắt.
  • Yếu tố bệnh lý: Sụp mí mắt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về mắt như hội chứng mắt khe dơi, hội chứng đỉnh hốc mắt, nhược cơ,…
  • Sụp mí do tai nạn: Tai nạn có thể gây tổn thương cho cấu trúc cơ và mô xung quanh vùng mí mắt dẫn đến tình trạng sụp mí mắt.
  • Sụp mí mắt do lão hóa: Khi tuổi tác tăng lên, da mất đi sự đàn hồi và khả năng duy trì độ săn chắc, làm cho mí mắt trở nên chùng nhão và dễ bị sụp xuống.
  • Lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ: Phẫu thuật thẩm mỹ hỏng hoặc lạm dụng phẫu thuật nhằm loại bỏ mỡ thừa và da thừa ở vùng mắt có thể gây ra tình trạng cắt mí bị sụp.
  • Tác nhân từ thói quen hằng ngày: Thói quen thức khuya, sử dụng điện thoại, máy tính thường xuyên, dùng kích mí,… làm tăng áp lực lên mắt, suy yếu cơ nâng mi, dẫn đến tình trạng sụp mí mắt.
Tuổi tác càng cao khiến cho da dễ bị chùng nhão, chảy xệ, dẫn đến tình trạng sụp mí mắt
Tuổi tác càng cao khiến cho da dễ bị chùng nhão, chảy xệ, dẫn đến tình trạng sụp mí mắt

Các dấu hiệu nhận biết cắt mí mắt bị sụp

Nhằm giúp khách hàng phát hiện sớm tình trạng sụp mí mắt sau cắt mí để có biện pháp khắc phục kịp thời, giúp đôi mắt trở nên đẹp tự nhiên, dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết cắt mí bị sụp:

  • Mí mắt trên bị sa xuống, khiến hai bên mắt không cân xứng.
  • Khó khăn khi mở mắt to và phải nhăn trán hoặc ngẩng cao đầu để có thể nhìn thấy rõ ràng mọi thứ.
  • Mi trên sa trễ qua cả bờ mi và che phủ một phần hoặc gần hết đồng tử.
  • Có thể gây ra cảm giác mỏi mệt và đau nhức ở vùng hốc mắt.
  • Xuất hiện nếp nhăn và vết chân chim xung quanh vùng mí, làm cho khuôn mặt trông thiếu sức sống và già trước tuổi.
Khách hàng bị sụp mí mắt ảnh hưởng đến khả năng quan sát và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày
Khách hàng bị sụp mí mắt ảnh hưởng đến khả năng quan sát và gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày

Các phương pháp phục hồi mắt bị sụp sau khi cắt mí

Có rất nhiều cách để phục hồi mắt bị sụp mí sau phẫu thuật, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mong muốn cá nhân của mỗi người. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để khắc phục tình trạng cắt mí bị sụp:

Phẫu thuật cắt mí mắt

Phẫu thuật cắt mí mắt là giải pháp có hiệu quả cao và nhanh chóng để khắc phục tình trạng sụp mí mắt. Bác sĩ thực hiện thủ thuật bằng cách tạo đường mổ nhỏ, xử lý da thừa và điều chỉnh nếp mí theo mong muốn, giúp đôi mặt trở nên cuốn hút, rạng rỡ hơn. Thời gian hồi phục sau cắt mí thường chỉ mất khoảng 7 ngày và vết thương sẽ lành hoàn toàn trong vòng 10 – 14 ngày.

Lấy mỡ nội soi

Lấy mỡ nội soi là phương pháp thẩm mỹ mắt ít xâm lấn, giúp loại bỏ mỡ thừa tích tụ ở mí mắt trên và dưới, đồng thời cải thiện tình trạng sụp mí mắt. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa một ống nội soi nhỏ vào mí mắt, sau đó sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để hút bỏ các túi mỡ thừa và da thừa theo tỉ lệ đã được tính toán từ trước.

Nâng cung chân mày

Nâng cung chân mày cũng là một trong những phương pháp giúp phục hồi tình trạng mắt bị sụp sau cắt mí. Bác sĩ sẽ tiến hành tạo một đường rạch nhỏ ở chân mày, sau đó kéo căng cơ nâng mi lên trên. Đường rạch được thực hiện ở vị trí sát lông mày nên sau khi phẫu thuật sẽ không để lại sẹo. Điều này, giúp làm nổi bật đường cung mày, tạo nên sự cuốn hút và trẻ trung cho khuôn mặt.

Nâng cung chân mày giúp khắc phục tình trạng cắt mí bị sụp, mang lại khuôn mặt trẻ trung và tươi tắn
Nâng cung chân mày giúp khắc phục tình trạng cắt mí bị sụp, mang lại khuôn mặt trẻ trung và tươi tắn

Cách chăm sóc hậu phẫu tránh bị sụp mí trở lại

Chăm sóc hậu phẫu sau phẫu thuật cắt mí bị sụp là một bước vô cùng quan trọng, quyết định đến kết quả thẩm mỹ và hạn chế nguy cơ bị sụp mí trở lại. Dưới đây là một số lưu ý trong cách chăm sóc hậu phẫu mà bạn nên biết:

  • Vệ sinh vết thương sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hoặc nước sạch ngày 2 lần, mỗi lần 15 phút để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Bạn nên chườm lạnh vùng mắt trong vòng 2 ngày sau phẫu thuật, mỗi lần 20 phút, giúp giảm sưng và đau.
  • Không nên trang điểm cho vùng mắt trong khoảng 2 – 3 tuần đầu sau phẫu thuật để tránh kích ứng và giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng mỗi ngày) và hạn chế làm việc nặng, giúp tâm trạng ổn định và cơ thể có thêm năng lượng để hồi phục.
  • Bạn nên kiêng ăn một số thực phẩm có thể gây sưng, bầm tím và hình thành sẹo như: thịt bò, hải sản, rau muống, nếp, xôi,…
  • Thăm khám đúng theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra vết thương, đưa ra các biện pháp chăm sóc hậu phẫu phù hợp nhất.
Chườm lạnh vùng mắt trong 2 ngày đầu tiên sau phẫu thuật cắt mí để giảm tình trạng sưng, đau nhức
Chườm lạnh vùng mắt trong 2 ngày đầu tiên sau phẫu thuật cắt mí để giảm tình trạng sưng, đau nhức

Trên đây, là những thông tin về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cắt mí bị sụp mà catmathaimi.vn mong muốn chia sẻ đến khách hàng. Hy vọng qua những kiến thức hữu ích trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề cắt mí mắt bị sụp. Từ đó, đưa ra biện pháp xử lý kịp thời để có đôi mắt đẹp tự nhiên và hài hòa.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan