banner thang 12
banner thang 12

Bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi? Làm gì để nhanh khỏi?


Lẹo ở mắt là một trong những bệnh lý mang lại cảm giác khó chịu và phiền toái đến cho bệnh nhân. Tuy không quá nguy hiểm nhưng chúng lại gây đau nhức, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi? Có cách nào giúp vùng mắt nhanh phục hồi không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Lẹo mắt mang lại cảm giác khó chịu cho người bị
Lẹo mắt mang lại cảm giác khó chịu cho người bị

Nguyên nhân và triệu chứng của lẹo mắt

Lẹo mắt là một tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở vùng lông mi, thường do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra. Bệnh có thể gây sưng đỏ, đau nhức, ngứa và mủ ở bờ mi mắt. Cụ thể lẹo mắt sẽ có một vài triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện cục u trên bờ mi mắt
  • Mắt đau nhức, đỏ và hơi sưng nhẹ
  • Chảy nước mắt hoặc tiết nhầy liên tục
  • Sụp mí mắt
  • Ngứa mắt, mờ mắt và khó khăn khi chớp mắt
  • Cảm giác bị cộm một vật thể gì đó trong mắt
Lẹo mắt thường biểu hiện thành cục u đỏ trên bờ mi mắt 
Lẹo mắt thường biểu hiện thành cục u đỏ trên bờ mi mắt

Các dạng lẹo mắt thường gặp

Tùy theo từng vị trí mọc lẹo mà hiện tượng lẹo mắt sẽ được chia thành 3 phân loại như lẹo ngoài, lẹo trong và đa lẹo.

  • Lẹo mắt ngoài: Là một nốt đỏ ở mi mắt, kích thước và độ rắn giống như hạt đậu, thường do nhiễm trùng nang, tuyến bã nhờn, tuyến Apocrine. Lẹo mắt ngoài thường có một đầu mủ trắng ở trung tâm, có thể vỡ ra sau vài ngày.
  • Lẹo mắt trong: Là tình trạng nhiễm trùng ở bên trong bờ mi mắt, do tuyến meibomius bị viêm. Dạng lẹo này sẽ nằm ở mặt trong của mi mắt (phần kết mạc của mi), khi lật mi ra có thể nhìn thấy được. Lẹo mắt trong thường gây đau và cảm giác có dị vật trong mắt.
  • Đa lẹo: Là tình trạng có nhiều đầu lẹo trên một mi, hai mi hoặc cả hai mắt. Đa lẹo thường liên quan đến các bệnh lý khác như viêm bờ mi mãn tính, mụn trứng cá đỏ, tiểu đường hoặc rối loạn lipid máu. Dạng lẹo mắt này có thể gây sưng mí mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng và mất thẩm mỹ.
Lẹo mắt bên trong thường gây đau nhức và khó chịu hơn lẹo mắt ngoài
Lẹo mắt bên trong thường gây đau nhức và khó chịu hơn lẹo mắt ngoài

Giải đáp bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi?

Lẹo mắt thực chất là một vùng mụn sưng đỏ thường mọc ở ngay bờ mi và gây đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì bình thường tình trạng này sẽ dần thuyên giảm sau sau khoảng 3 – 4 ngày, vùng bị lẹo sau khi qua giai đoạn sưng đỉnh điểm sẽ dần xẹp xuống. Khoảng 1 tuần sau đó thì nốt lẹo sẽ lành hẳn và không còn cảm giác đau nhức, vùng da mi sẽ trở lại bình thường.

Nhìn chung thì đây là chứng bệnh về mắt có khả năng gây viêm do vi khuẩn xâm nhập vào vùng mắt. Lẹo có khả năng tái phát thường xuyên, lan từ mi này sang mi khác. Nếu muốn rút ngắn thời gian lẹo mắt khỏi, bạn nên chú ý quan sát vùng mắt và lập tức chữa trị càng sớm càng tốt.

Người bị có thể dễ dàng cảm nhận được nốt lẹo xuất hiện ở mắt nhờ những triệu chứng xuất hiện từ sớm như phần mí mắt sưng nhẹ, sụp mí mắt. Có cảm giác cộm ở mắt, chảy nước mắt. Ngay lúc đó, bạn nên bắt đầu áp dụng các phương pháp trị lẹo trước khi mí mắt nổi nốt đỏ lên thì sẽ nhanh khỏi hơn.

Vùng mí mắt nổi cục đỏ và sưng to là biểu hiện của lẹo
Vùng mí mắt nổi cục đỏ và sưng to là biểu hiện của lẹo

Hướng dẫn cách điều trị lẹo để nhanh khỏi

Đi cùng với việc tìm hiểu vấn đề bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi. Nhiều người còn quan tâm đến cách điều trị lẹo tại nhà hiệu quả.

Thông thường, lẹo sẽ tự khỏi sau khoảng vài ngày khi nốt lẹo đã vỡ ra mà không cần bất kỳ phương pháp điều trị đặc biệt nào cả. Tuy nhiên để giảm thiểu các triệu chứng đau nhức, cũng như đẩy nhanh thời gian lành bệnh, chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp như sau:

  • Chườm ấm: Sử dụng khăn sạch nhúng qua nước ấm và chườm vào chỗ lẹo trong khoảng 5 – 10 phút. Cứ thực hiện như vậy liên tục 3 – 4 lần/ngày. Lưu ý đừng chườm quá nóng vì như vậy có thể làm bỏng phần mí mắt.
  • Vệ sinh sạch vùng da mắt: Phần da xung quanh mắt thường là nơi sản sinh nhiều vi khuẩn. Nhất là lông mi thường hay bám các loại bụi mịn, cát, … để chúng không rơi vào nhãn cầu. Do đó, các bạn cần vệ sinh sạch vị trí này để làm giảm sự sinh sôi của các loại vi khuẩn và ngăn ngừa kích ứng.
  • Dùng lá trầu không: Sử dụng một nắm lá trầu không giã nát, chế nước sôi vào để xông mắt. Thực hiện 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 2 – 3 phút. Sau khoảng 1 thời gian, lẹo sẽ tự động biến mất. Bạn hãy để bát nước xông cách mắt ít nhất 15cm để tránh mắt tổn thương hoặc bị chảy nước mắt.
  • Đũa bếp hơ nóng: Các bạn có thể sử dụng đũa bếp gỗ, hơ nóng trên lửa rồi quấn quanh một lớp vải sạch. Sau đó đưa đũa lên áp vào phần mắt bị lẹo, mục đích để giảm đau và ngứa. Thực hiện liên tục trong khoảng 5 – 10 lần/ngày. Khoảng 2 – 3 ngày sau, nốt lẹo sẽ lặn mà không để lại sẹo xấu trên da.

Bên cạnh áp dụng các cách thức kể trên, bạn cũng nên hạn chế đưa tay mắt, tránh tình trạng bệnh trở nặng hơn. Tuyệt đối không trang điểm che lẹo vì như vậy sẽ làm chậm quá trình hồi phục. Chưa kể chỉ kẻ mắt hoặc cọ trang điểm là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, chúng có thể làm lẹo lan sang mắt còn lại.

Tuy lẹo mắt không gây nguy hiểm và có thể tự lành nhưng nếu sau 10 – 14 ngày mà nốt lẹo vẫn không biến mất. Tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, phòng ngừa nốt lẹo biến chứng và gây ảnh hưởng đến thị giác.

Lá trầu được dùng để chữa lẹo tại nhà
Lá trầu được dùng để chữa lẹo tại nhà

Cách phòng tránh và ngăn ngừa bị lẹo hoặc tái phát

Ông bà ta thường có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh.” Do đó, sau khi biết được bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi, để ngăn ngừa tình trạng này, tốt hơn hết các bạn nên có các biện pháp phòng tránh bị lẹo ở mắt như sau:

  • Rửa tay thường xuyên và hạn chế đưa tay lên dụi mắt
  • Khi rửa mặt, bạn cũng nên chú ý làm sạch vùng da xung quanh mắt.
  • Nếu đeo kính áp tròng, bạn hãy sử dụng dung dịch chuyên dùng để vệ sinh kính thật cẩn thận.
  • Tẩy trang sạch lớp trang điểm và bụi bẩn trên da và mắt trước khi đi ngủ. Không dùng chung đồ trang điểm, khăn tắm với người khác.
  • Bảo vệ mắt trước các tác nhân như khói bụi và các chất ô nhiễm khác trong không khí bằng cách đeo kính khi đi ra ngoài.
  • Có thể sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt phù hợp để hạn chế mắt khô và tẩy trôi bụi bẩn trong mắt.
Rửa tay sạch trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng
Rửa tay sạch trước khi đeo hoặc tháo kính áp tròng

Và đó là một số những thông tin cần biết về việc bị lẹo mắt bao lâu thì khỏi. Mong rằng với những chia sẻ này của Seoul Center, các bạn đã biết được cách thức điều trị lẹo ra sao cho hiệu quả. Cũng như cách phòng tránh để không gặp phải hoặc hạn chế tối đa tình trạng tái phát của bệnh lý này.

Xem thêm

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan