banner thang 12
banner thang 12

Cắt mí có ăn được rau ngót không? Nên ăn rau gì sau cắt mí?


Cắt mí có ăn được rau ngót không là câu hỏi mà nhiều chị em quan tâm bởi loại rau này vô cùng quen thuộc với mọi gia đình Việt. Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cắt mí sau khi hồi phục. Nếu không nắm rõ về các loại thực phẩm nên kiêng cữ sau phẫu thuật dễ gây biến chứng, làm nếp mí hỏng. Cùng catmathaimi.vn tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Rau ngót là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ chế biến
Rau ngót là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ chế biến

Cắt mí có ăn được rau ngót không?

Theo tư vấn từ các bác sĩ thẩm mỹ, sau cắt mí bạn hoàn toàn có thể ăn rau ngót mà không cần lo lắng bất cứ rủi ro nào xảy ra. Loại rau này chứa nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C, vitamin A,… với hàm lượng cao hơn so với cam, bưởi. Các loại vitamin này đóng vai trò quan trọng đến quá trình sản sinh collagen, vận chuyển chất béo khắp cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hàm lượng vitamin C sẽ bị giảm đáng kể nếu rau ngót bị dập nát. Do đó, chỉ nên chọn loại rau tươi để đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ vitamin cần thiết. Bạn lưu ý không ăn rau ngót quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu canxi trong cơ thể.

Sau khi cắt mí có thể ăn được rau ngót
Sau khi cắt mí có thể ăn được rau ngót

Thành phần dinh dưỡng có trong rau ngót

Với lượng vitamin C dồi dào trong rau ngót đẩy nhanh thời gian hồi phục của vết thương. Cùng với đó, vitamin A có trong rau ngót có tác dụng chống nhiễm trùng, cho nếp mí đều màu, không bị thâm sạm.

Ngoài ra, trong thành phần dinh dưỡng của rau ngót còn có nhiều loại khoáng chất như kẽm, đồng, sắt,… thúc đẩy vết thương nhanh chóng liền da. Một số món ăn chế biến từ rau ngót thơm ngon mà bạn không nên bỏ qua gồm: cháo thịt băm rau ngót, canh rau ngót nấu mộc,… Hãy chú ý không ăn rau ngót với thịt bò có thể làm vết thương nếp mí dễ bị sẹo lồi.

Bạn có thể ăn rau ngót trong giai đoạn hậu phẫu sau cắt mí
Bạn có thể ăn rau ngót trong giai đoạn hậu phẫu sau cắt mí

Ngoài rau ngót, sau cắt mí nên ăn rau gì?

Bên cạnh tìm hiểu “Cắt mí có ăn được rau ngót không?”, bạn cũng cần nắm rõ những loại rau khác nên ăn sau khi cắt mí. Đây là gợi ý để đa dạng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho chị em trong giai đoạn hậu phẫu. Bạn có thể chọn một số loại rau sau như cải bó xôi, bông cải xanh, rau diếp cá, củ cải,…

Cải bó xôi

Cải bó xôi là một trong những loại rau có hàm lượng vitamin C rất cao mà bạn không nên bỏ qua. Vitamin C dồi dào bổ sung vào cơ thể góp phần nâng cao chức năng hoạt động của hệ miễn dịch. Nhờ đó, khi bổ sung cải bó xôi vào thực đơn hàng ngày có hiệu quả đẩy nhanh thời gian hồi phục của vết thương.

Cải bó xôi chứa lượng vitamin C lớn
Cải bó xôi chứa lượng vitamin C lớn

Bông cải xanh

Loại rau này chứa hàm lượng dinh dưỡng cao với vitamin, khoáng chất, chất xơ,… Đây đều là những hoạt chất mang đến nhiều lợi ích tốt cho cơ thể, cải thiện đề kháng, giúp vết thương nhanh chóng lên da non. Bông cải xanh chính là gợi ý loại rau nên bổ sung trong thực đơn dinh dưỡng ở giai đoạn hậu phẫu sau khi thực hiện cắt mí mắt.

Bông cải xanh có hàm lượng dinh dưỡng cao mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể
Bông cải xanh có hàm lượng dinh dưỡng cao mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể

Rau diếp cá

Sau khi đã nắm rõ “Cắt mí có ăn được rau ngót không?”, chắc chắn bạn đang quan tâm đến những loại rau khác có thể ăn trong thời gian hậu phẫu để đa dạng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Rau diếp cá là thực phẩm gợi ý tiếp theo với tính mát, chống viêm tốt rất tốt cho sức khỏe của chị em.

Thành phần dinh dưỡng trong rau diếp cá kích thích hoạt động của hệ miễn dịch ổn định, hỗ trợ quá trình hồi phục của vết thương không xảy ra biến chứng nguy hiểm. Bạn có thể ăn rau diếp cá sống hoặc làm nước ép đều đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao trong thực phẩm.

Rau diếp cá rút ngắn thời gian hồi phục của vết cắt mí
Rau diếp cá rút ngắn thời gian hồi phục của vết cắt mí

Củ cải

Hoạt chất anthocyanins trong thành phần của củ cải có thể ngăn ngừa ung thư, giảm tỷ lệ mắc phải các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, trong củ cải còn chứa hàm lượng chất xơ cao hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa ổn định. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, củ cải hỗ trợ khả năng miễn dịch của cơ thể, giảm tỷ lệ vết thương bị viêm nhiễm.

Củ cải chứa hoạt chất anthocyanins hỗ trợ hoạt động ổn định của hệ tiêu hóa
Củ cải chứa hoạt chất anthocyanins hỗ trợ hoạt động ổn định của hệ tiêu hóa

Cắt mí nên ăn trái cây gì?

Ngoài các loại rau thì trái cây cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến thời gian hồi phục của vết thương. Một số loại trái cây bạn nên ăn trong giai đoạn hậu phẫu như dâu tây, dưa hấu, ổi,… Đây là chủ đề rất quan trọng được nhiều khách hàng hỏi chúng tôi sau phẫu thuật cắt mí mắt.

Dâu tây

Dâu tây là loại trái cây quen thuộc với hương vị thơm ngon, chua chua ngọt ngọt hấp dẫn. Trong thành phần của dâu tây chứa hàm lượng vitamin A lớn, tăng cường khả năng ghi nhớ của não bộ, ổn định hệ tuần hoàn máu, cải thiện thị lực và khắc phục tình trạng vết thương sưng đau sau cắt mí.

Dâu tây khắc phục vấn đề mí mắt sau tiểu phẫu bị sưng đau
Dâu tây khắc phục vấn đề mí mắt sau tiểu phẫu bị sưng đau

Dưa hấu

Thành phần của dưa hấu chứa hàm lượng vitamin A cao bảo vệ vết thương tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, dưa hấu còn bổ sung carotene cho cơ thể, ngăn ngừa hình thành sẹo lồi trên mí mắt, đảm bảo kết quả cắt mí đạt được đúng như mong đời.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn dưa hấu với lượng vừa đủ. Nguyên nhân bởi loại trái cây này có tính nóng dễ làm hệ tiêu hóa khó tiêu, đầy bụng.

Dưa hấu phòng ngừa hình thành sẹo lồi sau khi mí mắt hồi phục
Dưa hấu phòng ngừa hình thành sẹo lồi sau khi mí mắt hồi phục

Ổi

Ổi là loại trái cây chứa hàm lượng vitamin C cao nhất cùng nhiều khoáng chất, axit folic tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, ổi lại khá cứng so với nhiều loại trái cây khác. Do đó, nếu bổ sung ổi vào thực đơn tráng miệng sau các bữa ăn nên chọn những trái mềm, cắt thành miếng nhỏ để tránh nhai quá nhiều ảnh hưởng đến nếp mí.

Ổi có chứa hàm lượng khoáng chất cao tốt cho hoạt động hồi phục của cơ thể
Ổi có chứa hàm lượng khoáng chất cao tốt cho hoạt động hồi phục của cơ thể

Dứa

Trong thành phần của dứa có chứa Bromelain giảm thời gian liền da của vết thương, giảm tình trạng sưng đỏ, cải thiện chức năng miễn dịch. Ngoài ra, dứa còn bổ sung một lượng nước đáng kể cho cơ thể cùng hàm lượng lớn vitamin có lợi. Ăn dứa trong giai đoạn hậu phẫu là cách để hồi phục liên kết giữa các mô tế bào trên nếp mí sau khi tiểu phẫu.

Dứa giảm tình trạng vết thương bị sưng đỏ, tăng đề kháng cho cơ thể
Dứa giảm tình trạng vết thương bị sưng đỏ, tăng đề kháng cho cơ thể

Chuối

Chuối mang nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như vitamin C, Kali,… Nhờ đó, loại quả này góp phần bổ sung tuần hoàn máu, cải thiện chức năng miễn dịch và rút ngắn thời gian hồi phục của vết thương. Bạn có thể ăn chuối trực tiếp hay làm sinh tố kết hợp với nhiều loại trái cây khác để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn hậu phẫu.

Chuối có hàm lượng dinh dưỡng cao, đẩy nhanh thời gian vết cắt mí hồi phục
Chuối có hàm lượng dinh dưỡng cao, đẩy nhanh thời gian vết cắt mí hồi phục

Bơ chứa hàm lượng axit béo có lợi cao, cân bằng nồng độ đường huyết, cải thiện sức đề kháng. Khi ăn bơ trong thời gian sau cắt mí mang đến kết quả mí mắt sâu, rõ nét và dáng mắt 2 mí được duy trì lâu dài. Không chỉ như vậy, khi mí mắt đã hồi phục hoàn toàn, bạn vẫn nên duy trì ăn bơ mỗi ngày để đẩy lùi tình trạng xuất hiện vết chân chim ở khóe mắt, giữ đôi mắt luôn trẻ trung, xinh đẹp.

Bơ là thực phẩm bạn nên ăn mỗi ngày sau khi mí mắt đã hồi phục
Bơ là thực phẩm bạn nên ăn mỗi ngày sau khi mí mắt đã hồi phục

Trên đây là những thông tin chia sẻ chi tiết về chủ đề “Cắt mí có ăn được rau ngót không?” có ảnh hưởng quan trọng đến kết quả làm đẹp. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc liên quan đến chế độ dinh dưỡng sau khi cắt mí, hãy liên hệ ngay Seoul Center để được tư vấn thêm.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan