banner thang 12
banner thang 12

Cắt mí ăn ốc được không và có gây hại gì không?


Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc làm lành vết thương sau cắt mí. Bởi vậy mà vấn đề cắt mí ăn ốc được không là thắc mắc của rất nhiều khách hàng. Để biết thực hư như thế nào, bài viết sẽ giúp bạn trả lời và chia sẻ thêm những vấn đề ăn uống sau cắt mí.

Cắt mí ăn ốc được không có gây hại gì không?
Cắt mí ăn ốc được không có gây hại gì không?

Cắt mí ăn ốc được không?

Cắt mí ăn ốc được không thì câu trả lời là KHÔNG ăn ngay sau phẫu thuật. Bởi vậy mà vấn đề cắt mí ăn ốc được không luôn được nhiều chị em rất quan tâm. Như bạn cũng biết, hầu hết loại ốc nào cũng khá tanh, có tính hàn rất cao, gây ức chế ngưng tự máu khiến quá trình làm lành vết thương khó khăn hơn.

Sau cắt mí, vùng da xung quanh rất nhạy cảm và rất dễ bị dị ứng, kích ứng, mưng mủ, nhiễm trùng khi ăn những thực phẩm lạ trong đó có ốc. Trong quá trình chăm sóc chờ vết thương kín miệng, lành hẳn thì bạn nên kiêng ăn ốc dù là loại ốc nào. Dẫu biết sẽ có lúc cơn thèm thuồng của bạn nổi nên nhưng vì sự nghiệp làm đẹp hãy quên những món ốc trong thời gian này.

Sau cắt mí không nên ăn ốc rất dễ mưng mủ
Sau cắt mí không nên ăn ốc rất dễ mưng mủ

Những tác hại khi ăn ốc khi cắt mí

Sau khi đọc những chia sẻ trên, chắc bạn cũng biết được sau cắt mí nên kiêng ăn ốc. Tuy nhiên nếu bạn vẫn nhất quyết ăn ốc, không nghe theo lời khuyên này thì chính bạn, đặc biệt là vùng vết thương có thể sẽ gặp một số hậu quả sau:

  • Hạn chế đông máu: Chắc chắn sau phẫu thuật, vết thương bị hở, chưa thể đóng liền lại. Ăn ốc lúc này dễ làm cản trở quá trình đông máu, tái tạo tế bào, đóng kín vết thương dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Dễ đau bụng, tiêu chảy: Trong ốc chứa rất nhiều loại protein nhưng lại thiếu chất xơ hỗ trợ tiêu hóa. Sau phẫu thuật cơ thể còn rất yếu, quá trình hấp thụ và tiêu hóa chậm gây chướng bụng, khó tiêu, nhiều trường hợp cơ địa yếu còn bị tiêu chảy. Từ đó cũng làm vết mổ có thể bị căng lên, nghiêm trọng có thể làm rách, hở vết thương.
  • Để lại sẹo lồi: Cứ 100g ốc sẽ chứa khoảng 10.67mg Protein, nguồn dưỡng chất dồi dào như vậy rất dễ thúc đẩy tăng trưởng Collagen ở vết sẹo, lâu dần hình thành sẹo lồi. Như vậy sau hồi phục sẽ phải tốn thêm thời gian để trị sẹo lồi gây mất thẩm mỹ.
  • Nguy cơ nhiễm trùng cao: Môi trường sống của ốc là dưới ao bùn, đồng ruộng nên ốc chứa nhiều ký sinh trùng. Sau cắt mí nếu không may ăn phải ốc chưa làm sạch kỹ, không ăn chín uống sôi, với những người cơ địa yếu rất dễ bị giun, sán… Điều này ảnh hưởng đến quá trình sinh con ở phụ nữ, khó lành vết mổ thậm chí có thể tử vong.
  • Hấp thụ Canxi kém: Ngoài các loại protein, ốc cũng chứa nhiều chất phốt pho khoảng 60.52 mg trong 100g ốc. Và khi cơ thể hấp thụ nhiều khoáng chất này sẽ gặp phải tình trạng thiếu hụt Canxi trong máu. Ảnh hưởng đến sức khỏe của người vừa cắt mí mắt, gây cảm giác mệt mỏi, không có sức sống, làm giảm quá trình hồi phục.
Ăn ốc sau cắt mí dễ đau bụng, tiêu chảy và để lại sẹo lồi
Ăn ốc sau cắt mí dễ đau bụng, tiêu chảy và để lại sẹo lồi

Cắt mí nên kiêng ăn ốc bao lâu?

Sau phẫu thuật, người cắt mí không nên ăn ốc, vậy nên kiêng bao lâu thì được ăn lại? Theo các chuyên gia, khi vết thương của bạn đã lành hẳn và cơ thể dần ổn định, vì vậy thời gian được ăn ốc lại sẽ tùy thuộc vào thời gian hồi phục vết thương của mỗi người.

Nếu cơ địa tốt, việc kiêng cữ cũng nhẹ nhàng hơn, không cần quá lâu khoảng sau 20-30 ngày là có thể ăn ốc lại bình thường. Còn với những người cơ địa không tốt, ăn ốc rất dễ để mưng mủ, để lại sẹo lồi. Vì vậy hãy chờ mí mắt ổn định hoàn toàn thì bạn mới nên ăn, thời gian chờ sau khoảng 4-6 tuần.

Cắt mí nên kiêng ăn ốc sau 1-2 tháng khi vết thương lành hẳn
Cắt mí nên kiêng ăn ốc sau 1-2 tháng khi vết thương lành hẳn

Ngoài ốc, cắt mí có ăn hải sản được không?

Bên cạnh thắc mắc cắt mí ăn ốc được không, các loại hải sản khác cũng cần được giải đáp. Sau cắt mí không nên kiêng cử đồ ăn từ hải sản như: tôm, cua, ghẹ, cá, mực…Nên kiêng ăn cho đến khi cắt chỉ mí mắt, vết thương dần lành hẳn để tránh bị sẹo lồi.

Cũng giống như ốc, tôm cũng chứa nhiều thành phần protein nhưng nếu ăn không đúng cách, đúng lúc sẽ rất dễ bị kích ứng, dị ứng da, đặc biệt với những ai vừa phẫu thuật.

Tôm chứa nhiều chất gây kích ứng gây hại vùng mí mắt
Tôm chứa nhiều chất gây kích ứng gây hại vùng mí mắt

Đối với cua hay ghẹ cũng cần hạn chế ăn vì chúng lại quá dư thừa đạm, một loại dưỡng chất không hề tốt cho những vết thương hở. Khi cơ thể hấp thụ cua sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức, làm vết thương lâu lành. Tương tự với mực, người cắt mí cũng nên kiêng cữ đặc biệt là mực ống thì trong chúng chứa nhiều thành phần cản trở quá trình liền da, gây sưng và đau nhức vùng vết thương.

Cua chứa nhiều đạm thành phần không tốt cho vết thương khi cắt mí
Cua chứa nhiều đạm thành phần không tốt cho vết thương khi cắt mí

Để phần mí mắt được lành hẳn nhanh hơn, bạn cần tránh xa các loại hải sản. Ngoài ra một số thực phẩm cũng có trong danh sách kiêng ăn khi cắt mí: rau muống, thịt bò, thịt gà, đồ nếp, lòng trắng trứng, đồ ăn cay, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ… bạn cũng nên lưu ý không ăn.

Bài viết trên cũng đã giúp bạn giải đáp “Cắt mí ăn ốc được không”, ngoài ốc thì hầu hết các loại hải sản bạn cũng nên kiêng để quá trình hồi phục mí mắt nhanh hơn, đặc biệt tránh để lại sẹo. Nên thăm khám định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để theo dõi diễn biến vết thương tốt nhất nhé.

Xem thêm

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan